Mụn trứng cá tuổi dậy thì

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì phần lớn có thể tự điều trị ở mức độ nhẹ. Ở mức độ trung bình và nặng, ngoài thuốc uống, thuốc bôi thì còn có nhiều điều cần lưu ý khi chăm sóc da để vừa giúp phục hồi da vừa ngăn ngừa mụn hiệu quả.Trong y khoa, việc điều trị luôn đi kèm với việc điều dưỡng để giúp cơ thể phục hồi về trạng thái bình thường. trong chuyên ngành da liễu, việc điều trị da cần phải đi kèm với việc chăm sóc da để da phục hồi về trạng thái bình thường.

Vì sao xuất hiện mụn trứng cá tuổi teen?

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tuổi teen – tuổi dậy thì (từ 8 -25 tuổi) – là thời điểm mà hầu hết nam nữ đều có mụn trứng cá ở nhiều mức độ. Do đây là giai đoạn mà cơ thể có nhiều thay đổi về hormone khiến tuyến dầu nhờn ở da hoạt động mạnh hơn – kết hợp với vi khuẩn gây mụn sinh ra khi lỗ chân lông bị bít tắc làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân khiến tuổi dậy thì là giai đoạn dễ gặp mụn trứng cá là do những thay đổi về nội tiết tố, song song đó là các yếu tố khác như chăm sóc da hay sinh hoạt/ ăn uống.

  • Gia tăng hormone androgen

Tới giai đoạn tuổi dậy thì, hormone androgen – một hormone sinh dục – sẽ gia tăng gây kích thích hoạt động của các tuyến dầu nhờn trên da. Điều này khiến da sản sinh quá mức bã nhờn, thừa dầu; lâu ngày dẫn tới tình trạng bít tắc lỗ chân lông cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Bít tắc lỗ chân lông gây hình thành nhân mụn (mụn đầu trắng). khi lổ chân lông bị hở, nhân mụn bị oxy hóa sẽ thành mụn đầu đen Trong khi đó nếu có vi khuẩn xâm nhập thì sẽ xuất hiện mụn mủ sưng đỏ, gây đau đớn với nguy cơ viêm nhiễm cao.

  • Vệ sinh da mặt kém

Với khí hậu nóng ẩm, nếu kết hợp với hoạt động mạnh rất dễ khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi. Không chú ý trong việc giữ vệ sinh da mặt hoặc chọn các sản phẩm làm sạch không phù hợp hoặc chăm sóc da sai cách (như thường xuyên tẩy tế bào chết gây kích ứng da,…) cũng là nguyên nhân gây mụn trứng cá dậy thì.

Hình ảnh: Mụn trứng cá.
Hình ảnh: Mụn trứng cá.
  • Một số nguyên nhân khác

Ngoài yếu tố chính là thay đổi hormone, các tác nhân khác như tâm trạng thường xuyên căng thẳng; thói quen dùng mỹ phẩm, kem dưỡng da hay kể cả là thuốc nhuộm tóc khi tiếp xúc với da cũng có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn chân lông gây mụn. Thêm vào đó nếu chế độ sinh hoạt kém lành mạnh như uống ít nước, hay thức khuya, ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng khiến tình trạng mụn trở nên phức tạp hơn.

  • Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá tuổi dậy thì

Với những mức độ khác nhau, ở tuổi dậy thì cũng có nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể nhận biết được thông qua một số vấn đề xuất hiện ở các vùng da tập trung tuyến dầu nhờn (mặt, ngực, lưng, vai, cánh tay trên) như bít tắc lỗ chân lông, xuất hiện mụn nhọt/ mụn đầu đen/ mụn đầu trắng/ mụn mủ/ u nang (chứa mủ hoặc dịch) với số lượng lớn và kéo dài hơn.

Có thể bạn muốn biết:Mụn bọc và cách hỗ trợ điều trị

Một số loại mụn trứng cá ở tuổi dậy thì thường gặp

  • Mụn không do viêm
  • Đây là loại mụn được xem là khá “dễ chịu”, ít gây tổn thương và dễ điều trị. Đặc trưng của loại mụn không viêm chính là có nhân mụn cứng; bao gồm 2 “gương mặt” quen thuộc là:
  • Mụn đầu đen: Vi khuẩn, tế bào chết hoặc các chất bã nhờn bị oxy hóa trên bề mặt da ở vị trí nang lông mở tạo thành các đốm mụn màu đen.
  • Mụn đầu trắng: Lỗ chân lông cũng bị bít tắc bởi tế bào chết, dầu thừa hay vi khuẩn nhưng khác với mụn đầu đen; ở đây nang lông sẽ đóng lại tạo nên đầu mụn màu trắng.
  • Mụn do viêm
Hình ảnh: Mụn trứng cá.
Hình ảnh: Mụn trứng cá.
  • Mụn viêm gây nhiều tổn thương nghiêm trọng hơn như kích thước mụn to, mụn dễ gây sưng nhức/ tấy đỏ/ nhiễm trùng mô, nguy cơ để lại sẹo mụn cao. 4 dạng trứng cá tuổi dậy thì loại viêm phổ biến có thể kể đến là:
  • Mụn sần: Là những nốt mụn sưng nhỏ, có màu đỏ hoặc hồng, hay nhạy cảm với tác động bên ngoài như nặn mụn. Nếu mụn sần xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mụn trứng cá không còn ở mức nhẹ mà đang ở mức trung bình đến nặng.
  • Mụn mủ: Mụn mủ có hình dạng bên ngoài khá giống với mụn đầu trắng, điểm khác biệt là mụn mủ có vòng tròn nhỏ màu đỏ quanh chân mụn – dấu hiệu của việc da bị viêm. Loại mụn trứng cá ở tuổi dậy thì này cũng không có nhân mụn cứng, thay vào đó là dịch mủ có màu vàng hoặc trắng. Không nên tự ý nặn mụn mủ để tránh làm mụn viêm nặng hơn hoặc để lại sẹo sâu.

Có thể bạn muốn biết: Mụn trứng cá có lây không?

  • Mụn bọc: Thường xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới; là tình trạng vi khuẩn viêm tấn công sâu vào cấu trúc da. Ngoài mặt thì mụn bọc cũng có thể xuất hiện nhiều ở vùng ngực và lưng. Mụn bọc nếu không xử lý đúng cách có thể gây đau nhức, sưng tấy đỏ nặng, dễ tái phát.
  • Mụn dạng nang: Hay còn gọi là u nang là loại mụn dưới da có kích thước lớn (có khi bằng hạt đậu) chứa đầy mủ hoặc dịch và gây đau nhiều. Mụn bọc xuất hiện khi tình trạng viêm đã ở mức nặng. Do là dạng mụn “ăn sâu” vào da nên khi lấy nhân mụn sẽ có nguy cơ cao để lại sẹo.

Cách phòng ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Trong việc phòng ngừa mụn, nếu trẻ đang cần dùng thuốc điều trị theo toa thì điều quan trọng đầu tiên là cần thực hiện liệu trình điều trị theo đúng chỉ định. Ngoài ra cần kiên trì vì có thể cần mất từ 6-8 tuần mới bắt đầu nhận thấy rõ hiệu quả, từ 6 tháng trở lên để da hết mụn hoàn toàn.

Một số thói quen dưới đây giúp kiểm soát tình trạng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì hiệu quả hơn:

Dùng sữa rửa phù hợp với tình trạng da (da nhờn, khô hoặc hổn hợp): 2 lần mỗi ngày

Hình ảnh: Rửa mặt đúng cách.
Hình ảnh: Rửa mặt đúng cách.

Dùng sản phẩm có chứa adapalene để làm thông thoáng lỗ chân lông sau bước rửa mặt.

Tránh tẩy tế bào chết quá nhiều hoặc rửa mặt quá thường xuyên để tránh gây kích ứng da mụn.

Hạn chế chạm tay vào vùng da mụn.

Nên đeo và thay thường xuyên khẩu trang.

Gội đầu mỗi ngày nếu có tóc dài hoặc da đầu đổ nhờn nhiều.

Không nên dùng nhiều mỹ phẩm.

Bảo vệ da khỏi khói bụi, ánh nắng mặt trời, các vật dụng gây ma sát cho da như điện thoại, trang sức,…

Hạn chế căng thẳng, lo lắng.

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường có:

Hình ảnh: Thạc sĩ Bác sĩ CK II Nguyễn Tiến Thành và đội ngũ nhân viên tại phòng khám.
Hình ảnh: Thạc sĩ Bác sĩ CK II Nguyễn Tiến Thành và đội ngũ nhân viên tại phòng khám.

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

CHUYÊN MÔN CAO, GIÀU KINH NGHIỆM

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường mang đến giải pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc tối ưu cho làn da của bạn. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và điều trị
  • Quy trình điều trị Chuẩn Y Khoa
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động
  • Tận tâm, uy tín ,trách nhiệm

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 02283673717  hoặc 0911522662  tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Thiên Trường để được chính các chuyên gia giải đáp.

Lưu ý: Nếu bạn muốn thăm khám ưu tiên với bác sĩ chuyên khoa, không phải bốc số, xếp hàng, chờ đợi và đặc biệt được nhận ưu đãi từ phòng khám thì hãy ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM TẠI ĐÂY! trước để nhận ngay mã số khám ưu tiên.

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường