Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng sinh lý bình thường đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường tăng cao, khi vận động, uống nhiều rượu bia,… Tuy nhiên, nếu tình trạng đổ mồ hôi tay chân quá mức khiến bạn gặp khó chịu trong cuộc sống hoặc đổ mồ hôi bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.
Mục lục
Đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì?
Đổ mồ hôi tay chân liên tục, mọi lúc mọi nơi khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, phiền toái thì rất có thể đó là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật, hay còn được gọi là thần kinh giao cảm. Bệnh đổ mồ hôi tay chân nguyên phát thường khởi phát khi bạn đang trong độ tuổi đi học và có xu hướng di truyền theo tính chất gia đình. Khi lớn lên, tình trạng này sẽ tăng lên và đổ mồ hôi ở nhiều vị trí khác như vùng nách dưới cánh tay, lưng, đầu mặt,… Tuy nhiên, đổ mồ hôi tay chân cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác như cường giáp, nhiễm độc,…
Đổ mồ hôi tay chân không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, nhưng khiến cho họ vô cùng khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, cuộc sống, công việc và học tập của bệnh nhân. Bởi vì bàn tay được sử dụng nhiều trong công việc, giao tiếp về mặt xã hội. Đổ mồ hôi tay chân quá mức dẫn tới hạn chế trong việc lựa chọn nghề nghiệp, cũng như khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp.
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay chân
Đổ mồ hôi tay chân nguyên phát phát do rối loạn thần kinh thực vật, thường gặp hơn đổ mồ hôi thứ phát và chủ yếu khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, đầu và mặt. Tình trạng đổ mồ hôi tay chân bắt đầu từ lúc nhỏ hay giai đoạn trước dậy thì, triệu chứng nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì và kéo dài trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, các rối loạn về thần kinh và trạng thái tâm thần cũng gây đổ mồ hôi tay.
Đổ mồ hôi thứ phát thường gây ra tình trạng đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi tay chân thứ phát như:
- Thiếu vitamin và chất khoáng: Vitamin và khoáng chất đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Việc thiếu hụt các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất do người bệnh sử dụng nhiều các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ra mồ hôi tay, chân vào mùa lạnh.
- Bệnh cường giáp: những phản ứng trao đổi chất trong bệnh cường giáp sẽ bị rối loạn khi tuyến giáp hoạt động quá mức, khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo, tạo ra nhiều nhiệt và cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi hơn. Trường hợp bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay chân do bệnh cường giáp thì thường có biểu hiện đi kèm như: hay hồi hộp, đánh trống ngực, run tay, sụt cân nhanh, mắt lồi,…
Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về da
- Tăng tiết mồ hôi thứ phát: do nhiệt độ quá thấp, bỏng lạnh, u tuyến yên, thiếu máu bất sản, lao phổi,…
- Nhiễm độc: do tính chất công việc hay một số nguyên nhân nào đó khiến cho cơ thể của bạn tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại từ nước, không khí, môi trường ô nhiễm,… khiến cho cơ thể bị nhiễm độc. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách bài tiết ra nhiều mồ hôi nhằm đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh bị đổ mồ hôi tay chân vào mùa lạnh có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu. Đây là một trong những loại ung thư bạch cầu ác tính gây rối loạn các hoạt động trong cơ thể, trong đó đặc biệt là hoạt động bài tiết làm cho cơ thể xuất hiện tình trạng tăng tiết nhiều mồ hôi tay chân.
Bệnh đổ mồ hôi tay chân gây ra những tác hại gì?
Tay chân lúc nào cũng trong trạng thái ẩm ướt, mát hoặc lạnh cả ngày. Trong một số trường hợp, người bệnh còn cảm thấy tay mình đổi màu sắc. Đổ mồ hôi ở lòng bàn chân quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng hôi chân. Bên cạnh đó, tiết nhiều mồ hôi tay gây ẩm, bong tróc da và dễ nhiễm nấm da.
Đổ mồ hôi tay chân không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nó gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống như:
- Đổ mồ hôi tay chân nhiều khiến cho người bệnh không tự tin và ngại khi tiếp xúc với người khác. Ngoài ra, đổ mồ hôi ra quá nhiều có thể gây ra những mùi hôi khó chịu trên cơ thể người bệnh, làm cho việc giao tiếp của bệnh nhân bị hạn chế rất nhiều.
- Mồ hôi ra quá nhiều khiến cho bệnh nhân dễ bị ức chế tâm lý, nóng nảy và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc.
Ngoài ra, tăng tiết mồ tay chân cũng có thể là triệu chứng khởi phát của một số bệnh lý như: Bệnh cường giáp, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, nhiễm độc, thiếu máu bất sản, lao phổi, u tuyến yên, bỏng lạnh do nhiệt độ quá thấp,… Những bệnh lý này nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Có thể bạn muốn biết: Ra mồ hôi tay.
Tóm lại, đổ mồ hôi tay chân có thể là do rối loạn thần kinh thực vật hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý như cường giáp, nhiễm độc, rối loạn nội tiết,… Đổ mồ hôi tay chân không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng tác động không nhỏ đến cuộc sống và công việc. Cách điều trị bệnh đổ mồ hôi tay chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên. Đổ mồ hôi tay chân thứ phát cần điều trị dứt điểm các bệnh lý mắc phải. Đối với đổ mồ hôi nguyên phát do rối loạn thần kinh thực vật sẽ được điều trị bằng phương pháp đốt hạch giao cảm.
-
Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường có:
- 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị
- Quy trình điều trị Chuẩn Y Khoa
- Cơ sở vật chất hiện đại
- Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
- Sở Y Tế cấp phép hoạt động
- Tận tâm, uy tín ,trách nhiệm
Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 02283673717 hoặc 0911522662 tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường để được chính các chuyên gia giải đáp.
Lưu ý: Nếu bạn muốn thăm khám ưu tiên với bác sĩ chuyên khoa, không phải bốc số, xếp hàng, chờ đợi và đặc biệt được nhận ưu đãi từ phòng khám thì hãy ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM TAI ĐÂY! trước để nhận ngay mã số khám ưu tiên.
Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường
- Địa chỉ: 660 đường Điện Biên thành phố Nam Định.
- Gmail: Thientruongclinic@gmail.com
- Fanpage: Phòng khám Thiên Trường
- Điện thoại phòng chăm sóc khách hàng : 02283673717 hoặc 0911522662
Những bài viết được nhiều người quan tâm