Bệnh nấm da đầu là gì? Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường tìm hiểu nhé!
Mục lục
Bệnh nấm da đầu là gì?
Bệnh nấm da đầu là một loại bệnh do chủng nấm Trichophiton và Microsporum gây nên. Đây là một dạng bệnh da liễu thường gặp ở cả nam và nữ.
Bệnh nấm da đầu thường xuất hiện tại những vùng da đầu, gây ra tình trạng ngứa, tróc vảy, rụng tóc và ảnh hưởng nặng nề đến ngoại hình cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc tình trạng này.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh nấm da đầu
Giai đoạn I – Xuất hiện nhiều gàu:
Gàu là một dấu hiệu bình thường ở mọi người nhưng những người khi bị nấm da đầu thì bị gàu nhiều hơn, ướt hơn. Nấm sẽ khiến cho da đầu tiết ra nhiều bã nhờn hơn. Đối với người bị nấm da đầu, gàu sẽ bám ướt trên tóc và da đầu, gây ngứa và cảm giác mất tự tin khi giao tiếp với người khác.
Giai đoạn II – Ngứa dữ dội, da đầu nổi mụn:
Sau khi gàu xuất hiện sẽ đi cùng những cơn ngứa, da đầu sẽ luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt ngay cả khi chúng ta vừa gội đầu xong. Kèm theo đó là những triệu chứng ngứa đó chính là do da nổi mụn đỏ.
Giai đoạn III – Rụng tóc:
Rụng tóc nhiều là dấu hiệu muộn của bệnh nấm da đầu. Thường sau khi mắc bệnh trong thời gian từ 20 – 30 ngày, tóc sẽ rụng nhiều. Ban đầu, tóc sẽ rụng ít nhưng thời gian kéo dài sẽ khiến tóc rụng với số lượng lớn. Tóc thường rụng nhiều khi gội đầu hoặc khi chải tóc. Vậy nên, thời điểm này, chúng ta ngoài nấm da đầu thì cũng cần lưu ý việc chăm sóc da đầu để tránh tóc bị gãy rụng.
Khi bị nấm có thể làm cho tóc rụng thành từng mảng trên da. Vậy nên, khi thấy có những đám tròn hay bầu dục có đường kính từ 2- 5 cm, chúng lộ hẳn ra bên ngoài và vùng da này sẽ bị rụng tóc nhiều hơn và lộ cả da đầu.
>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về da.
Nguyên nhân gây nên bệnh nấm da đầu
Do bị lây nhiễm từ người bệnh:
Khi mầm bệnh được lây lan từ những người bị nhiễm nấm qua những người không bị bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ với những người bị nhiễm nấm khác như: mặc chung quần áo, khăn tắm, chăn màn…
Do vệ sinh kém:
Khi chúng ta vệ sinh không sạch sẽ, lười làm vệ sinh cá nhân, lười làm vệ sinh da đầu thì cũng sẽ tạo ra môi trường cho nấm phát triển. Khi mồ hôi tiết ra, kết hợp cùng tế bào da chết thì sẽ làm cho da đầu trở nên nhờn hơn, trở thành môi trường thuận lợi để cho nấm phát triển và gây ra bệnh.

Do có thói quen xấu:
Với những người có thói quen xấu như không làm khô tóc, để tóc ẩm và đi ngủ qua đêm. Điều này tưởng chừng như không làm ảnh hưởng gì tới sức khỏe của chúng ta nhưng nó lại tác động rất nhiều đến việc hình thành nên bệnh nấm da đầu.
Do nguồn nước ô nhiễm:
Khi nguồn nước bẩn thì sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây ra nấm, bệnh. Nếu như gội đầu thường xuyên bằng nguồn nước bẩn cũng sẽ dễ mắc bệnh nấm da đầu.
Do bị lây nhiễm từ động vật:
Với một số loại động vật như mèo, chó, gà, ngựa… có thể sẽ mắc các loại vi nấm rồi lây lan sang con người qua các đồ vật mà chúng ta tiếp xúc thường xuyên mỗi ngày.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Quy trình hỗ trợ điều trị bệnh nấm da đầu
Bước 1. Bạn sẽ được các Thạc sĩ- Bác sĩ chuyên khoa da liễu thẩm mỹ trên 10 năm kinh nghiệm thăm khám và tư vấn, xác định tình trạng bệnh lý và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp cho bạn.
Bước 2. Thạc sĩ- Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm các xét nghiệm chuẩn đoán xác định mức độ bệnh lý. Tìm nguyên nhân gây bệnh.
Bước 3. Bạn sẽ được các Thạc sĩ- Bác sĩ kê đơn hỗ trợ điều trị, tùy mức độ bệnh mà có cách hỗ trợ điều trị riêng, các bác sĩ sẽ tận tình tư vấn đưa ra lời khuyên phòng tránh tái phát bệnh trở lại.
Lời khuyên phòng tránh bệnh nấm da đầu tái phát
Xả thật sạch bọt sau khi gội đầu
Nếu bạn xả bọt dầu gội không kỹ khiến các bọt này bám lại da đầu, nếu da đầu đang bị tổn thương thì khi tiếp xúc với hóa chất sẽ rất nguy hiểm và bị tổn thương nặng thêm. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các các loại nấm, vi khuẩn “dòm ngó”, “tấn công” da đầu người bệnh! Vì vậy, nếu muốn phòng tránh bệnh nấm da đầu tái phát thì người bệnh cần chú ý gội thật sạch đầu, xả kỹ da đầu và tóc với nước tránh để bọt còn xót lại.

Gội đầu bằng nguồn nước sạch
Gội đầu bằng nước bẩn, nước ô nhiễm chính là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh viêm nhiễm da đầu, bao gồm nấm da đầu. Do đó, mọi người cần hết sức cẩn thận trong việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày.
>>> Có thể bạn muốn biết: Nấm da tay và cách hỗ trợ điều trị nấm da tay hiệu quả
Lau khô tóc trước khi đi ngủ
Thói quen để tóc ướt đi ngủ tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ra nhiều vấn để nguy hiểm đến sức khỏe của bạn hơn tưởng tượng!
Cụ thể, ngủ khi tóc còn ướt sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng nhức đầu, suy yếu hệ thống miễn dịch, đau cơ, tóc bết dính nhiều dầu, rụng tóc, nhiễm trùng da, nấm da đầu,…Để tóc ẩm ướt trong một thời gian dài sẽ tạo môi trường lý cho nấm sản sinh và phát triển từ đó khiến bệnh nấm da đầu quay lại tấn công người bệnh!
Để phòng tránh bệnh nấm da đầu tái phát, sau khi gội đầu bạn nên lau qua tóc với khăn mềm rồi dùng máy sấp ở nhiệt độ thấp để tránh làm hư tổn đến tóc, đợi khi đến khi tóc khô rồi hãy đi ngủ.
Hạn chế dùng dầu xả nếu bạn có mái tóc dầu
Công dụng chính của dầu xả là cung cấp độ ẩm cho tóc, giúp tóc luôn mềm mượt và không bị chẻ ngọn, khô xơ. Tuy nhiên, nếu tóc của bạn nhiều dầu, bạn nên hạn chế hoặc tránh xa không đụng đến các loại dầu xả. Dùng dầu xả cho tóc dầu sẽ khiến dư ẩm độ thừa, làm tóc nhanh bết và dính bụi bẩn, từ đó làm vi khuẩn và nấm quay trở lại tấn công.
Không dùng chung đồ đạc, vật dụng với người khác
Sự nguy hiểm của bệnh nấm da đầu nói riêng và bệnh nấm da nói chung nằm ở chỗ chúng có thể lây lan qua tiếp xúc, dùng chung các vật dụng như chăn ga, gối, lược, mũ,…
Chúng ta không thể nhìn thấy hay cảm nhận được vi khuẩn, nấm tồn tại trên đồ vật nên sẽ không thể nào ngờ được những vật dụng nhỏ bé thân thương hàng ngày thực ra lại chứa cả 1 ổ vi khuẩn! Do đó, sau khi hỗ trợ điều trị bệnh xong thì để phòng tránh bệnh nấm da đầu tái phát, bạn nên có đồ đạc riêng của mình, không chung đụng đồ đạc với người khác, kể cả những người không mắc bệnh
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Gội đầu sạch sẽ thường xuyên
Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ da đầu và tóc là rất quan trọng, đóng vai trò cực lớn trong việc phòng tránh bênh nấm da đầu tái phát. Hàng ngày da đầu và tóc của chúng ta phải tiếp xục trực tiếp với lượng khói bụi ô nhiễm cực lớn nên việc gội đầu thường xuyên và gội đầu ngay khi có hiện tượng tóc bết sẽ giúp giữ gìn vệ sinh cho vùng da đầu.
Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn không nên gội đầu quá nhiều vì dễ gây khô tóc, số lượng lần gội khoảng 3 lần/ tuần, nếu trời nóng bức, ra mồ hôi nhiều thì có thể gội thêm.
Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường có:

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
CHUYÊN MÔN CAO, GIÀU KINH NGHIỆM
Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường mang đến giải pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc tối ưu cho làn da của bạn. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.
- 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và điều trị
- Quy trình điều trị Chuẩn Y Khoa
- Cơ sở vật chất hiện đại
- Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
- Sở Y Tế cấp phép hoạt động
- Tận tâm, uy tín ,trách nhiệm
Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 02283673717 hoặc 0911522662 tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường để được chính các chuyên gia giải đáp.
Lưu ý: Nếu bạn muốn thăm khám ưu tiên với bác sĩ chuyên khoa, không phải bốc số, xếp hàng, chờ đợi và đặc biệt được nhận ưu đãi từ phòng khám thì hãy ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM TẠI ĐÂY! trước để nhận ngay mã số khám ưu tiên.
Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường
- Địa chỉ: 660 Đường Điện Biên Thành phố Nam Định.
- Gmail: Thientruongclinic@gmail.com
- Fanpage: Phòng khám Thiên Trường
- Điện thoại phòng chăm sóc khách hàng : 02283673717 hoặc 0911522662X
Xem thêm:
Tìm hiểu về bệnh Sùi Mào Gà cùng chuyên gia
Điêu khắc lông mày đẹp và uy tín