Bệnh nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị

Nấm da nguyên nhân là do đâu? Bệnh nấm da có dễ chữa không? Triệu chứng của bệnh nấm da.Hỗ trợ điều trị bệnh nấm da như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường tìm hiểu nhé!

 Bệnh nấm da

Bệnh nấm da thân là một trong nhiều thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với vùng da lành ở chính giữa. Những thể nấm da khác hay gặp bao gồm:

  • Bệnh nấm da chân, tổn thương chủ yếu ở vùng da ẩm ướt giữa các ngón chân và đôi khi cả bàn chân.
  • Bệnh nấm da đùi, tổn thương da ở cơ quan sinh dục, mặt trong đùi và mông.
  • Bệnh nấm da đầu, thường gặp nhất ở trẻ em với những mảng ngứa, đỏ da vùng da đầu, để lại mảng trụi tóc.
  • Bệnh nấm da thân gặp ở tay, chân, thân mình và mặt. Mặc dù khó coi, nhưng nấm da thường không nguy hiểm, trừ ở người bị suy giảm miễn dịch.Hỗ trợ điều trị chuyên sâu, hạn chế tái phát. Hỗ trợ điều trị thường là bôi thuốc chống nấm.
Hình ảnh: Nấm da
Hình ảnh: Nấm da

Dấu hiệu và nguyên nhân

Dấu hiệu:

Ban hình vòng trên da, đỏ và sưng quanh rìa và có vùng da lành ở giữa.

Ban vòng đỏ, có vảy lan dần trên thân mình hoặc mặt.

>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về DA

Dát phẳng, tròn, ngứa.

Có thể xuất hiện nhiều mảng nấm da, chồng lên nhau. Bệnh nhân có thể bị nấm da mà không có ban vòng đỏ và ngứa.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân của bệnh nấm da là do nấm ký sinh ở các tế bào thượng bì chết. Bệnh có thể lây truyền theo các đường sau:

Từ người sang người: qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Từ động vật sang người: do tiếp xúc với động vật mắc bệnh, như khi vuốt ve hoặc chải lông cho chó, mèo. Người cũng có thể bị nhiễm nấm từ bò, dê, lợn và ngựa.

Từ đồ vật sang người: do tiếp xúc với những đồ vật hoặc bề mặt mà người hoặc vật nhiễm bệnh đã chạm vào, như quần áo, khăn tắm, khăn trải giường, lược hoặc bàn chải.

Từ đất sang người: trong một số ít trường hợp, người có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc với đất bẩn, chỉ xảy ra khi tiếp xúc lâu dài với đất bẩn. Nếu đất có đủ dưỡng chất, bào tử nấm có thể sống hàng tháng trời hoặc lâu hơn.

Hình ảnh: Nấm da
Hình ảnh: Nấm da

Yếu tố nguy cơ

Bào tử nấm gây bệnh phát triển trong môi trường ẩm ướt, chật chội. Môi trường nóng ẩm gây đổ mồ hôi nhiều cũng thích hợp cho bệnh lây lan. Ra nhiều mồ hôi làm trôi chất nhờn có tác dụng diệt nấm trên da, làm da dễ nhiễm bệnh.Các vận động viên có nguy cơ cao bị nấm da.

>>> Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Nấm da cũng hay gặp ở trẻ em. Dịch nấm da thường xảy ra ở trường học, nhà trẻ và mẫu giáo. Trẻ em có vật nuôi cũng tăng nguy cơ bị nấm da.

Những người bị suy giảm miễn dịch như mắc bệnh đái tháo đường hoặc nhiễm HIV/AIDS cũng có nguy cơ cao bị nấm da.Người bị viêm da dị ứng cũng dễ bị nấm da hơn.Hàng rào da bảo vệ cơ thể chống các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus và nấm thường bị suy yếu hoặc tổn hại.

Khi nào cần đi khám

Hãy đi khám bác sĩ nếu vết ban trên da không cải thiện trong vòng 2 tuần. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Nếu ban đỏ nhiều, sưng, chảy nước hoặc có sốt, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Sàng lọc và chẩn đoán.

Bác sĩ sẽ xác định liệu bạn bị nấm da hay bị bệnh da khác, như vẩy nến hoặc viêm da dị ứng. Bác sĩ có thể hỏi xem bạn có tiếp xúc với đất bẩn hoặc với người hoặc động vật bị nấm da hay không.

Bác sĩ có thể cạo da hoặc lấy mẫu vùng da bị bệnh để soi dưới kính hiển vi. Nếu mẫu xét nghiệm có nấm, bạn sẽ được hỗ trợ điều trị bằng thuốc chống nấm. Nếu xét nghiệm âm tính, nhưng bác sĩ vẫn nghi ngờ bạn bị nấm da, mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy. Bác sĩ cũng có thể đề nghị nuôi cấy nếu bệnh của bạn không đáp ứng với hỗ trợ điều trị.

Hình ảnh: Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám cho khách hàng
Hình ảnh: Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám cho khách hàng

Biến chứng

Bệnh nấm hiếm khi lan xuống dưới bề mặt da gây bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, người bị suy giảm miễn dịch (như người nhiễm HIV/AIDS) rất khó chữa khỏi bệnh.

Tác hại của nấm da là rất nghiêm trọng, vì làm phiền cuộc sống của người mắc phải.

>>> Có thể bạn muốn biết: Bệnh nấm da và phòng ngừa bệnh

Nếu không hỗ trợ điều trị sớm, nấm sẽ lan rộng trên da và tồn tại trong vòng nhiều tháng, và hơn thế nếu để bệnh phát triển quá lâu sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, hãy đi khám bác sĩ để có biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

Quy trình thăm khám và hỗ trợ điều trị nấm

Bước 1: Bác sĩ thăm khám đánh giá tổn thương.

Bước 2: Làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán chính xác bệnh.

Bước 3: Kê đơn và hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc và chăm sóc vùng tổn thương tại nhà.

Hình ảnh: Nấm da đầu
Hình ảnh: Nấm da đầu

Phòng bệnh

Bệnh nấm da rất khó phòng ngừa. Nấm gây bệnh rất phổ biến và dễ lây thậm chí trước khi triệu chứng xuất hiện.

. Tuy nhiên, có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng:

  • Có hiểu biết về bệnh, nhận thức được nguy cơ mắc bệnh từ người bị nhiễm hoặc vật nuôi.
  • Tuyên truyền cho người khác: Hãy nói cho trẻ biết về bệnh nấm da, cần theo dõi những gì và cách phòng tránh bệnh.
  • Giữ vệ sinh, rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm nấm. Giữ vệ sinh những khu vực công cộng, đặc biệt là trường học, nhà trẻ, nhà tập thể thao và các phòng kín.

>>> Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

  • Giữ mát mẻ, không mặc quần áo dày lâu trong thời tiết nóng ẩm. Tránh đổ mồ hôi nhiều.
  • Kiểm tra súc vật nuôi xem có bị nấm da hay không. Bệnh thường biểu hiện là một mảng da bị trụi lông.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, khăn mặt, khăn tắm, lược. Hạn chế cho người khác mượn những vật dụng này.

Bệnh nấm da có lây hay không?

Bệnh nấm da rất dễ lây sang các vị trí khác trên cơ thể người bệnh và cho người khác. Chúng lây truyền trực tiếp, gồm các hình thức sau đây:

  • Tiếp xúc với bào tử nấm có trong thiên nhiên và khi chúng bám vào da, quần áo, khăn mặt một cách tình cờ.
  • Tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà mà các động vật đó bị nấm da.
  • Bệnh nấm lây từ người này sang người khác do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, khăn tắm…

Nên làm gì khi bị bệnh nấm da?

Nên đến bác sĩ da liễu để được khám và uống thuốc, thoa thuốc theo đúng bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường được chính các chuyên gia giải đáp

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường có:

Hình ảnh: Đội ngũ bác sĩ Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường
Hình ảnh: Đội ngũ bác sĩ Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

CHUYÊN MÔN CAO, GIÀU KINH NGHIỆM

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường mang đến giải pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc tối ưu cho làn da của bạn. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và điều trị
  • Quy trình điều trị Chuẩn Y Khoa
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động
  • Tận tâm, uy tín, trách nhiệm.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 02283673717  hoặc 0911522662  tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Thiên Trường để được chính các chuyên gia giải đáp.

Lưu ý: Nếu bạn muốn thăm khám ưu tiên với bác sĩ chuyên khoa, không phải bốc số, xếp hàng, chờ đợi và đặc biệt được nhận ưu đãi từ phòng khám thì hãy ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM TẠI ĐÂY! trước để nhận ngay mã số khám ưu tiên.

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Sùi Mào Gà cùng các chuyên gia

Chăm sóc da cao cấp