Mụn nước là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý an toàn

Mụn nước trên da là một trong những tình trạng thường thấy ở nhiều người. Chúng có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Đa số mọi người hay cảm thấy khó chịu, đau đớn với các nốt mụn này nhưng hầu hết đều không phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm.” Hãy cùng Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường tìm hiểu nhé!

Mụn nước là gì?

Mụn nước là một dạng tổn thương da phổ biến, biểu hiện bằng các bóng nước nhỏ có đường kính từ vài milimet đến vài centimet, chứa dịch trong suốt hoặc hơi đục. Mụn nước có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm, gây cảm giác ngứa, rát hoặc căng tức da. Vị trí thường gặp là ở tay, chân, môi, mặt, lưng hoặc vùng da tiếp xúc với tác nhân kích ứng.

Tùy vào nguyên nhân, mụn nước có thể là biểu hiện tạm thời do kích ứng ngoài da, hoặc là triệu chứng của các bệnh lý da liễu như viêm da tiếp xúc, thủy đậu, zona, tổ đỉa hoặc nhiễm virus herpes.

Phân loại mụn nước theo nguyên nhân

Mụn nước có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

Viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng: mụn nước xuất hiện sau khi da tiếp xúc với chất tẩy rửa, kim loại, côn trùng, thực vật… Mụn nước thường đi kèm với đỏ da, ngứa rát và có thể vỡ gây chảy dịch.

Tổ đỉa: là tình trạng mụn nước xuất hiện sâu dưới lớp biểu bì, thường tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân. Mụn có kích thước nhỏ, mọc thành cụm, gây ngứa dữ dội, đặc biệt khi tiếp xúc nước.

Hình ảnh: Mụn nước.
Hình ảnh: Mụn nước.

Bệnh thủy đậu: do virus varicella-zoster gây ra, biểu hiện bằng mụn nước rải rác toàn thân, kèm sốt, mệt mỏi. Mụn nước nhanh chóng vỡ và đóng vảy.

Zona thần kinh: do tái hoạt động của virus varicella-zoster, xuất hiện mụn nước theo dải trên một bên cơ thể, thường kèm đau rát, sốt nhẹ.

Nhiễm herpes: mụn nước mọc thành chùm, thường ở môi, quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục. Mụn dễ vỡ, tái phát định kỳ.

Bỏng nhiệt hoặc hóa chất: mụn nước hình thành tại vùng da bị bỏng, chứa dịch trong và có thể tiến triển thành bóng nước lớn nếu không được xử lý đúng cách.

Nguyên nhân nào gây ra mụn nước?

Nguyên nhân bạn bị nổi mụn nước có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về da

Ma sát: xảy ra khi một vật gì đó chà xát lên làn da trong thời gian dài, điều này xảy ra phổ biến nhất trên bàn tay và bàn chân.

Viêm da tiếp xúc: phản ứng da với các chất gây dị ứng như cây thường xuân, cao su, chất kết dính hoặc chất kích thích.

Bỏng: trường hợp bỏng nghiêm trọng có thể gây nổi mụn nước.

Chàm dị ứng: tình trạng viêm da do các chất gây dị ứng gây ra hoặc làm nặng thêm và có thể hình thành các nốt mụn chứa đầy dịch bên trong.

Hình ảnh: Mụn nước.
Hình ảnh: Mụn nước.

Nhiễm trùng, chốc lở da do vi khuẩn: cũng là nguyên nhân phổ biến khiến người lớn và trẻ nhỏ bị mụn nước.

Bệnh thủy đậu thường có triệu chứng là nổi mụn nước gây ngứa trên da. Virus thủy đậu cũng gây ra bệnh zona hoặc herpes zoster. Khi virus tái hoạt động ở một số người sẽ gây ra nhiều triệu chứng và có thể gây phát ban da với nhiều nốt mụn chứa dịch dễ vỡ.

Herpes và các vết loét lạnh cũng có thể khiến các nốt mụn này hình thành.

Phương pháp hỗ trợ điều trị mụn nước

Có thể bạn muốn biết: Lịch chăm sóc da mặt một tuần.

Hầu hết mụn nước không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như nổi mụn nước do nhiễm trùng sẽ cần được điều trị đặc hiệu để hạn chế phát sinh biến chứng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân nổi mụn nước liên quan đến hóa chất hoặc thuốc, bạn nên ngừng sử dụng những sản phẩm gây dị ứng này.

Mặt khác, một số vấn đề sức khỏe như bệnh pemphigoid thì không thể chữa khỏi. Với trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng, bao gồm các loại kem  bôi steroid để làm giảm chứng phát ban da hoặc các kháng sinh để chữa nhiễm trùng da.

Hình ảnh: Mụn nước.
Hình ảnh: Mụn nước.

Nếu các nốt mụn này quá lớn hoặc gây đau, bác sĩ có thể quyết định làm bể mụn để dẫn lưu dịch ra ngoài dưới điều kiện vô trùng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Hạn chế diễn tiến và phòng ngừa mụn nước tái phát

Để làm giảm các cơn đau, khó chịu, bạn có thể chích dẫn lưu dịch ra ngoài nhưng vẫn giữ nguyên lớp da phía trên trần mụn, không để bị trợt da.

Ngoài ra, bạn nên thực hiện giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực bị ảnh hưởng:

Rửa sạch tay và mụn nước bằng xà phòng và nước ấm.

Rửa sạch vùng da nổi mụn bằng nước muối hay i-ốt.

Khử trùng cây kim bằng cồn trước khi dùng để chích vào mụn nước. Hãy nhắm vào một số điểm gần rìa của mụn nước để thoát dịch và giữ lại lớp da ở trên.

Có thể bạn muốn biết: Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá

Thoa thuốc mỡ vào nốt mụn và đắp một miếng gạc lên trên, không cần dán băng lại. Nếu có dấu hiệu phát ban, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc mỡ.

Thay quần áo mỗi ngày. Thoa thêm thuốc mỡ và băng lại.

Để ngăn chặn ma sát các mụn nước ở chân, bạn nên mang giày dép phù hợp và mang vớ tạo độ ẩm. Bạn cũng có thể thử gắn vải bông vào bên trong giày đẻ tránh bị chà sát hoặc rắc bột talc bên trong vớ. Đeo găng tay có thể giúp ngăn ngừa nổi mụn nước ở tay.

Mụn nước có nguy hiểm không?

Mụn nước tuy là tổn thương da phổ biến nhưng không nên chủ quan, đặc biệt khi mụn xuất hiện diện rộng, kèm theo sốt, đau rát, ngứa dữ dội hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng đỏ, mủ, đau tăng dần). Nếu không điều trị kịp thời, mụn nước có thể dẫn đến viêm da lan rộng, để lại sẹo hoặc gây biến chứng toàn thân trong một số bệnh lý nhiễm virus.

Tự ý làm vỡ mụn nước, bôi thuốc không rõ nguồn gốc hoặc xử lý tại nhà không đúng cách cũng có thể khiến da nhiễm trùng nặng hơn.

Hình ảnh: Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám
Hình ảnh: Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám chuyên khoa da liễu nếu gặp các dấu hiệu sau:

Mụn nước lan nhanh, xuất hiện bất thường trên diện rộng.
Kèm theo sốt, mệt mỏi, đau nhức hoặc sưng đỏ.
Mụn nước tái phát nhiều lần, đặc biệt ở vùng miệng, cơ quan sinh dục hoặc vùng kín.
Không rõ nguyên nhân gây mụn nước hoặc nghi ngờ bệnh truyền nhiễm.
Có tiền sử dị ứng, viêm da cơ địa hoặc từng bị zona, herpes.

Chẩn đoán sớm nguyên nhân gây mụn nước giúp xử lý đúng phác đồ và ngăn ngừa các biến chứng lâu dài như sẹo, nhiễm trùng hoặc tổn thương thần kinh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường có:

Hình ảnh : Bác sĩ cùng đội ngũ nhân viên phòng khám Thiên Trường
Hình ảnh : Bác sĩ cùng đội ngũ nhân viên phòng khám Thiên Trường

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

CHUYÊN MÔN CAO, GIÀU KINH NGHIỆM

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường mang đến giải pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc tối ưu cho làn da của bạn. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và điều trị
  • Quy trình điều trị Chuẩn Y Khoa
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động
  • Tận tâm, uy tín ,trách nhiệm

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 02283673717  hoặc 0911522662  tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Thiên Trường để được chính các chuyên gia giải đáp.

Lưu ý: Nếu bạn muốn thăm khám ưu tiên với bác sĩ chuyên khoa, không phải bốc số, xếp hàng, chờ đợi và đặc biệt được nhận ưu đãi từ phòng khám thì hãy ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM TẠI ĐÂY! trước để nhận ngay mã số khám ưu tiên.

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường