Mụn trứng cá mủ là gì

Hình ảnh: Mụn trứng cá.

Khoảng 95% người từ 11 – 30 tuổi có mụn trứng cá một mức độ nào đó. Mụn thường gặp ở bé gái 14 – 17 tuổi, ở bé trai 16 – 19 tuổi. Trong đó, mụn trứng cá mủ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến da của người bệnh. Vậy mụn trứng cá mủ hình thành như thế nào? Nguyên nhân triệu chứng ra sao? hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mụn trứng cá mủ là gì?

Mụn trứng cá mủ là dạng của mụn trứng cá nặng. Dạng mụn này sẽ tiến triển thành một dạng nhiễm trùng da, để lại hậu quả nghiêm trọng, cụ thể là nhiễm trùng, sẹo lồi, lõm trên da gây mất thẩm mỹ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Nhận biết mụn trứng cá mủ không quá khó, nốt mụn thường sẽ viêm, sưng to và có dịch mủ trắng, vùng da xung quanh mụn đỏ và cảm giác đau nhức, khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Mụn trứng cá mủ rất dễ bị viêm nhiễm và lây lan nhanh chóng nếu không được xử lý đúng cách, mụn chỉ cần sờ tay hoặc tác động nhẹ là sẽ vỡ. Dịch mủ này chính là xác của tế bào bạch cầu đã chết và vi khuẩn tích tụ lại, vì vậy nếu tự ý lấy mủ ra không đúng cách sẽ khiến cho da bị tổn thương và gây ra viêm loét diện rộng. Nặn mụn trứng cá tại nhà cũng là lí do để lại thâm và sẹo khó hồi phục.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá mủ

Nguyên nhân gây mụn trứng cá mủ chủ yếu phát triển là do sự tắc nghẽn ống bài tiết chất bã từ tuyến bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông cộng thêm hoạt động của virus Propionibacteriums acne tạo nên tình trạng mụn trứng cá viêm và có mủ. Một số yếu tố tác động gây mụn trứng cả mủ: (1)

  • Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố khi ở độ tuổi dậy thì, trong kỳ kinh nguyệt hay độ tuổi tiền mãn kinh, thường dễ gặp sự thay đổi hoocmon sinh dục từ bên trong gây mất cân bằng nội tiết tố, khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và hình thành nên mụn trứng cá mủ.

Độ tuổi dậy thì thường gặp phải tình trạng mụn trứng cá mủ do thay đổi nội tiết tố đột ngột.

Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về da

  • Căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress trong thời gian dài, mất ngủ cũng làm thay đổi hocmon trong cơ thể và gây nên tình trạng mụn trứng cá mủ.

  • Môi trường thời tiết

Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn và ánh nắng mặt trời là những nguyên nhân khiến cho tuyến bã nhờn tiết ra nhiều, bụi bẩn sẽ theo đó bám vào lỗ chân lông gây tắc nghẽn, mất cân bằng độ ảm trên da khiến mụn dễ hình thành. Hơn thế nữa, thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân làn da nổi mụn nhiều hơn.

  • Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt người bệnh cần lưu ý: sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, hoặc đồ ngọt, cay nóng làm tuyến bã nhờn tăng hoạt động, từ đó gây mụn. Mất ngủ, đi ngủ muộn cũng góp phần gia tăng nguy cơ mụn trứng cá mủ.

  • Vệ sinh da sai cách, không sạch
Hình ảnh: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp
Hình ảnh: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp

Vệ sinh da sai cách, không sạch như: sau khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài trở về nhà hoặc sau khi trang điểm, nếu làn da không được vệ sinh sạch sẽ, lâu ngày sẽ tích tụ bụi bẩn làm bí da. Ngoài ra, một số loại mỹ phẩm còn sót lại do tẩy trang không đúng cách cũng sẽ gây nên mụn.

Dấu hiệu mụn trứng cá có mủ trắng

Dấu hiệu mụn trứng cá có mủ trắng là loại mụn có thể nhìn thấy dễ dàng trên da với biểu hiện đầu mủ màu trắng, vùng da xung quanh đỏ và hơi sưng, viêm. Triệu chứng của mụn trứng cá mủ sẽ gây ngứa, cảm giác khó chịu, gây nhức nhối và rất đau khi chạm vào. Nếu mụn bể sẽ có dịch màu trắng hoặc vàng, có thể có mùi hôi kèm theo.

Mụn trứng cá mủ hình thành như thế nào?

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng mụn trứng cá mủ hình thành theo 3 giai đoạn chính sau:

  • Giai đoạn 1: Tắc nghẽn lỗ chân lông

Thông thường các tế bào của tuyến bã và nang lông sau khi chết theo chu trình sẽ bị cơ thể đào thải ra ngoài. Một khi việc đào thải này không diễn ra một cách tự nhiên sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến chất nhờn không thể thoát ra ngoài, bị tích tụ lại gây mụn. Mụn trứng cá lúc này sẽ hình thành nhưng đa phần là mụn không viêm (mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn ẩn…)

Hình ảnh: Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Hình ảnh: Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
  • Giai đoạn 2: Tuyến bã nhờn hoạt động quá tải

Ở giai doạn này, tuyến bã nhờn tiết nhiều hơn do sự kích thích của hocmon, chủ yếu là testosteron. Trong khoảng thời gian dậy thì, việc sản xuất hocmon tăng cao tạo điều kiện cho mụn mọc nhiều hơn. Tình trạng mụn trứng cá mủ lúc này có thể nhiều và nặng hơn ở các vùng da như cằm, quai hàm, mũi, má.

  • Giai đoạn 3: Sự phát triển của vi khuẩn

Vi khuẩn Propionibacterium acnes hay còn gọi là Cutibacterium acnes chính là tác nhân chính gây ra mụn trứng cá, chúng hiện diện rất nhiều trên da kết hợp với các chất nhờn dư thừa và tế bào chết làm tăng sự phát triển của mụn, làm mụn sưng tấy và viêm ở nang lông. Lúc này, mụn bọc, mụn viêm và mụn mủ xuất hiện, cho thấy vi khuẩn đang hoạt động mạnh mẽ.

Trong giai đoạn này, da cũng xuất hiện tình trạng sưng tấy, nếu không có biện pháp kiểm soát mụn kịp thời và hiệu quả thì nhiều khả năng sẽ bị nhiễm trùng và để lại sẹo vĩnh viễn. Vệ sinh da không đúng cách và tự ý nặn mụn cũng khiến tình trạng trầm trọng hơn.

Có thể bạn muốn biết: Mụn trứng cá, mụn bọc.

Mụn trứng cá mủ có gây ngứa không?

Mụn trứng cá mủ đa phần sẽ không gây ngứa. Tuy nhiên, nếu làn da bị kích dứng, dị ứng thì có thể xuất hiện mụn trứng cá ngứa. Ngứa da có thể xảy ra khi da khô hay do sử dụng một số hợp chất để trị mụn như benzoyl peroxide. Nếu có dấu hiệu mụn trứng cá mủ kèm theo tình trạng ngứa khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị nhằm giảm thiểu các triệu chứng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu thấy da mặt có mụn mủ, sưng tấy, to và nổi trên diện rộng, càng ngày nổi càng nhiều, có khả năng cao là da đã bị mụn viêm nặng. Lúc này, bạn nên đến thăm khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ sẹo mụn và thâm.