Nguyên nhân và phương pháp xóa bớt Ota an toàn

Hình ảnh: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám cho bệnh nhân

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ CK II Nguyễn Tiến Thành, chuyên khoa Da liễu Thẩm mỹ, chia sẻ: “Bớt Ota là một dạng rối loạn sắc tố bẩm sinh, gây mất thẩm mỹ nếu xuất hiện trên mặt hoặc các vùng da lộ ra ngoài. Hiện nay, công nghệ laser tiên tiến có thể giúp xóa bớt Ota hiệu quả mà không gây tổn thương da.” Hãy cùng Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bớt Ota an toàn nhất hiện nay nhé!

Bớt Ota là gì?

Bớt Ota là một dạng tăng sắc tố da bẩm sinh, biểu hiện dưới dạng mảng xanh xám, nâu đen xuất hiện trên vùng mặt, quanh mắt hoặc trán. Bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gây mất tự tin do ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Bớt Ota được mô tả tác giả Ota và Tanino đầu tiên năm 1939. Bệnh được cho là biến đổi bẩm sinh của tế bào hắc tố ở trung bì xuất hiện ở người bệnh.

Hình ảnh: Bớt sắc tố trên mặt
Hình ảnh: Bớt sắc tố trên mặt

Biểu hiện lâm sàng của bớt Ota là dát hoặc mảng dát màu xanh lam hoặc xám ở vùng mặt, xuất hiện bẩm sinh hoặc mắc phải tại vùng mắt hoặc vùng hàm trên tương ứng với phân chia của dây thần kinh sinh ba.

>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về da

Vị trí tổn thương của bớt Ota thường là một bên, nhưng đôi khi xuất hiện hai bên, và ngoài biểu hiện tại da còn xuất hiện ở mắt và niêm mạc miệng.

Bớt Ota thường gặp ở đối tượng nào?

Bớt thường xuất hiện chủ yếu ở người da sẫm màu, đặc biệt người châu Á và da đen, nhưng cũng xuất hiện ở người da trắng. Khoảng 80% các trường hợp xuất hiện ở nữ, nhưng điều này không có nghĩa là phụ nữ dễ bị rối loạn này hơn.

Tuy nhiên, rõ ràng là sự quan tâm về thẩm mỹ sẽ được quan tâm hơn ở đối tượng nữ bị mắc rối loạn này. Bớt Ota gặp khoảng 0,4 – 0,8% trong các bệnh da ở Nhật. Không có nghiên cứu nào về tỷ lệ bị bớt Ota trong người da trắng.

Hình ảnh: Khách hàng hỗ trợ điều trị bớt sắc tố
Hình ảnh: Khách hàng hỗ trợ điều trị bớt sắc tố

Bệnh biểu hiện với hai đỉnh khởi phát bệnh là trước 1 tuổi (50 – 60%), nhưng thường xuất hiện khi sinh và độ tuổi dậy thì (40 – 50%). Bệnh xuất hiện giữa 1 tuổi đến 11 tuổi và sau 20 tuổi thường rất hiếm. Mặc dù, các trường hợp có tính chất gia đình được báo cáo nhưng bớt Ota không được coi là bệnh có tính chất di truyền.

Nguyên nhân gây bớt Ota

  • Di truyền: Bớt Ota có thể xuất hiện do yếu tố di truyền trong gia đình.
  • Sự phát triển bất thường của sắc tố melanin: Tế bào sắc tố nằm sâu trong lớp trung bì da, khiến bớt có màu xanh, xám hoặc đen.
  • Ảnh hưởng từ nội tiết tố: Một số trường hợp bớt Ota trở nên rõ rệt hơn trong giai đoạn dậy thì hoặc mang thai.

Bớt sắc tố, bớt Ota thường xuất hiện khi nào?

Tăng sắc tố trong bớt Ota là do tế bào hắc tố sản xuất melanin ở trung bì mà không tới được thượng bì trong quá trình phát triển bào thai.. Ở một số bệnh nhân, bớt có thể xuất hiện sau sang chấn, đụng giập hoặc bỏng nắng.

Một số bệnh nhân nữ, bớt được ghi nhận sau khi bắt đầu có kinh nguyệt, sau khi dậy thì hoàn toàn, hoặc sau khi mạn kinh, hoặc sau khi sử dụng hormon.

Biểu hiện lâm sàng của bớt Ota

Bớt Ota thường biểu hiện là các dát kích thước khác nhau từ đầu đinh gim đến vài minimeter, các dát này có thể liên kết với nhau thành mảng dát lớn.

Mỗi dát này có hình dạng tròn, oval hoặc răng cưa, trong khi nhìn tổng thể tổn thương là dát màu sắc lốm đốm, giới hạn không rõ, bờ không đều, đôi khi hơi trộn lẫn với da xung quanh.

Nói chung kích thước toàn bộ tổn thương từ vài centimeter tới rộng hơn chiếm gần toàn bộ nửa mặt. Màu sắc cũng đa dạng từ màu nâu vàng, nâu, nâu xám, xanh lam, đen và tía (đỏ và lam trộn lẫn).

>>> Có thể bạn muốn biết: Hỗ trợ điều trị Chàm, bớt sắc tố !

Chẩn đoán phân biệt về bớt Ota

Chẩn đoán phân biệt bớt Ota và các thể lâm sàng liên quan với bớt người mông cổ, bớt xanh lam, rám má, dát café sữa, bớt spilus, ung thư hắc tố khu trú, bầm tím, hồng ban cố định nhiễm sắc, viêm da tăng nhạy cảm ánh sáng.

Tăng sắc tố trong bớt Ota là do tế bào hắc tố sản xuất melanin ở trung bì mà không tới được thượng bì trong quá trình phát triển bào thai. Mật độ lớn các tế bào hắc tố của bớt Ota cùng với Bớt người mông cổ chỉ ra rằng 2 loại bớt này là dạng Hamartoma.

Ở một số bệnh nhân, bớt có thể xuất hiện sau sang chấn, đụng giập hoặc bỏng nắng. Một số bệnh nhân nữ, bớt được ghi nhận sau khi bắt đầu có kinh nguyệt, sau khi dậy thì hoàn toàn, hoặc sau khi mạn kinh, hoặc sau khi sử dụng hormon.

Hình ảnh: Khách hàng hỗ trợ điều trị bớt sắc tố
Hình ảnh: Khách hàng hỗ trợ điều trị bớt sắc tố

Bớt xanh lam:

Tổn thương là sẩn hơi nổi cao, giới hạn rõ, đường kính thường nhỏ hơn 1 cm.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Rám má

Dát tăng sắc tố màu hơi nâu và hơi xanh, vị trí ở hai bên mặt, không có tổn thương ở niêm mạc.

Dát café sữa:

Dát màu nâu hoặc nâu sáng, phân bố màu trên dát là đồng nhất, không có màu xanh lam.

Bớt spilus:

Là dát hoặc sẩn màu sẫm trên nền tổn thương là dát giống dát café sữa.

Phương pháp hỗ trợ điều trị bớt Ota.

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường, chúng tôi áp dụng các công nghệ laser tiên tiến để xóa bớt Ota một cách an toàn, không để lại sẹo.

Điều trị bớt Ota bằng Laser PicoSure

  • Công nghệ Laser PicoSure sử dụng tia laser xung cực ngắn, giúp phá vỡ sắc tố melanin mà không gây tổn thương da.
  • Ưu điểm:
    • Xóa bớt Ota tận gốc, không để lại sẹo.
    • Hiệu quả rõ rệt sau 3 – 6 buổi điều trị.
    • An toàn, không gây tổn thương vùng da xung quanh.

Điều trị bằng Laser Q-Switched Nd:YAG

  • Công nghệ Q-Switched Nd:YAG phát ra tia laser có bước sóng 1064nm và 532nm, giúp tác động đến sắc tố sâu trong da.
  • Ưu điểm:
    • Giúp làm mờ bớt Ota dần theo từng liệu trình.
    • Phù hợp với bớt có sắc tố đậm.
    • Không cần nghỉ dưỡng, da hồi phục nhanh.

Kết hợp liệu pháp tái tạo da sau laser

  • Sau khi xóa bớt Ota bằng laser, chúng tôi kết hợp liệu pháp phục hồi da như Peptide, PRP, dưỡng chất tái tạo giúp da đều màu và nhanh lành hơn.
Hình ảnh: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám cho bệnh nhân
Hình ảnh: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám cho bệnh nhân

Quy trình xóa bớt Ota tại Thiên Trường

Bước 1: Thăm khám & tư vấn: Bác sĩ kiểm tra tình trạng bớt Ota và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Bước 2: Làm sạch & gây tê vùng da điều trị: Giúp khách hàng cảm thấy thoải mái trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Chiếu tia laser xóa bớt: Áp dụng công nghệ Laser PicoSure hoặc Q-Switched Nd:YAG.

Bước 4: Chăm sóc sau điều trị: Hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc da để đạt hiệu quả cao nhất.

Chăm sóc da sau khi xóa bớt Ota

  • Thoa kem dưỡng phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, sử dụng kem chống nắng SPF 50+.
  • Không chà xát vùng da điều trị, tránh gây kích ứng.
  • Uống đủ nước, bổ sung vitamin C, hỗ trợ quá trình tái tạo da.

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường có:

Hình ảnh : Bác sĩ cùng đội ngũ nhân viên phòng khám Thiên Trường
Hình ảnh : Bác sĩ cùng đội ngũ nhân viên phòng khám Thiên Trường

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

CHUYÊN MÔN CAO, GIÀU KINH NGHIỆM

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và điều trị
  • Quy trình điều trị Chuẩn Y Khoa
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động
  • Tận tâm, uy tín ,trách nhiệm

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 02283673717  hoặc 0911522662  tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường để được chính các chuyên gia giải đáp.

Lưu ý: Nếu bạn muốn thăm khám ưu tiên với bác sĩ chuyên khoa, không phải bốc số, xếp hàng, chờ đợi và đặc biệt được nhận ưu đãi từ phòng khám thì hãy ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM TẠI ĐÂY! trước để nhận ngay mã số khám ưu tiên.

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Sùi Mào Gà cùng chuyên gia

Chăm sóc da cao cấp