Da khô quanh mũi

Hình ảnh: Da khô quanh mũi

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn chuyên khoa Da liễu Thẩm mỹ cho biết: ”Bên cạnh tiến trình lão hóa bên trong cơ thể, da còn chịu sự tác động xấu của các yếu tố gây hại bên ngoài như ánh nắng mặt trời, gió bụi… nên dễ bị lão hóa, biểu hiện thường gặp là da mất đi một lượng nước cần thiết, không có đủ độ ẩm, tính đàn hồi nên khô sần, nứt nẻ, thậm chí có thể chảy máu. Có rất nhiều nguyên nhân gây khô da quanh mũi, hiểu rõ vấn đề này sẽ giúp phụ nữ tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp.” Hãy cùng Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường cùng tìm hiểu nhé!

Thời tiết khô lạnh

Có nhiều nguyên nhân khiến da vùng quanh mũi miệng bị khô nẻ. Trong đó phải kể tới khí hậu khô lạnh khiến da dễ bị khô, mụn trứng cá, dị ứng hoặc một số bệnh ngoài da xung quanh mũi. Chính vì vậy, da khô quanh mũi thật sự cần được quan tâm và chăm sóc đúng cách.

Để thoát khỏi tình trạng da khô quanh mũi này, bạn chắc chắn không rửa mặt quá nhiều với nước nóng hoặc lạm dụng sử dụng xà phòng. Ngược lại, chỉ nên rửa mặt 2 lần/ ngày với nước ấm với sữa rửa mặt dịu nhẹ và thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày. Bảo vệ làn da khỏi gió lạnh và bụi bẩn mỗi khi ra ngoài bằng kem chống nắng.

Thiếu nước

Đây là lý do cơ bản và phổ biến nhất khiến cho làn da của bạn trở nên khô và bong tróc. Sự sụt giảm hàm lượng nước và mất nước liên tục trong cơ thể khiến da khô quanh mũi và các vùng khác trên da mặt

Hình ảnh: Da khô quanh mũi
Hình ảnh: Da khô quanh mũi

Tác dụng phụ của sản phẩm chăm sóc da

Những hóa chất có trong các sản phẩm chăm sóc da như xà phòng, sữa rửa mặt có thể khiến da mất cân bằng độ ẩm tự nhiên và gây tiết bã nhờn trên mặt. Vì vậy hãy chắc chắn bạn loại bỏ hết những dư lượng sữa rửa mặt có trên mặt vì chúng lưu lại sẽ làm khô da.

Cách chữa da khô nẻ và tróc quanh mũi

  • Rửa mặt đúng cách

Bước đầu tiên khi chăm sóc vùng da khô quanh mũi đó là vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn và tế bào da chết. Da khô, bong vảy có thể gây ra vết thương hở và nhiễm khuẩn. Vì vậy, việc vệ sinh sạch vùng da khô là vô cùng cần thiết.

Hình ảnh: Rửa mặt đúng cách
Hình ảnh: Rửa mặt đúng cách

Không dùng xà phòng mạnh khiến vùng da khô quanh mũi khô hơn. Thay vào đó, bạn nên dùng sữa rửa mặt có khả năng dưỡng ẩm hoặc xà phòng dịu nhẹ có thành phần chứa dầu.

Có thể bạn muốn biết: Lịch chăm sóc da mặt một tuần

 

Ngoài ra, tránh sử dụng chất tẩy rửa kháng khuẩn hoặc sữa rửa mặt có mùi thơm hoặc chứa cồn khiến da khô thêm.

  • Đắp đá viên lên vùng da dưới mũi để giảm viêm

Nếu da dưới mũi bị sưng đỏ và/hoặc đau (do viêm), bạn hãy gói đá viên trong khăn giấy và đắp lên da trong vài phút để giảm viêm và giảm đau.

Không đắp đá viên trực tiếp lên vùng da khô để tránh khiến da tổn thương nặng thêm. Tốt nhất bạn nên gói đá viên trong khăn giấy hoặc vải sạch.

Hình ảnh: Không đắp đá lạnh trực tiếp lên da mặt
Hình ảnh: Không đắp đá lạnh trực tiếp lên da mặt

Nếu vùng da khô quanh mũi không có dấu hiệu viêm (sưng đỏ và đau), bạn có thể không cần đắp đá viên và tiến hành sang bước tiếp theo.

  • Dưỡng ẩm cho da

Kem dưỡng và thuốc mỡ có thể ngăn nước thoát khỏi da và giúp phục hồi độ ẩm tự nhiên trên da. Vì vậy, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da dưới mũi.

Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về da

  • Uống đủ nước

Uống 6-8 ly nước (2-2,5 lít nước) mỗi ngày giúp dưỡng ẩm da và loại bỏ tình trạng da khô xung quanh mũi. Đồng thời, đây là cách đơn giản nhất để giúp da luôn khỏe đẹp từ bên trong, tránh các vấn đề về da như mụn, lão hóa…

Hình ảnh: Nên uống đủ nước mỗi ngày
Hình ảnh: Nên uống đủ nước mỗi ngày
  • Xông hơi mặt

Pha 1 bát nước nóng với một nhúm muối nhỏ

Hình ảnh: Xông hơi da mặt
Hình ảnh: Xông hơi da mặt
  • Giữ ẩm da mùa đông

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong mùa đông và hạn chế máy điều hòa

Da mặt khô mạn tính thường là kết quả của việc tiếp xúc với không khí khô, thiếu ẩm. Nếu bạn liên tục sử dụng máy sưởi, máy lạnh, độ ẩm tự nhiên trong không khí sẽ mất đi và làm khô da.

Hình ảnh: Nên sử dụng máy tạo độ ẩm thay vì điều hòa
Hình ảnh: Nên sử dụng máy tạo độ ẩm thay vì điều hòa

Nếu bạn ở vùng khí hậu lạnh hoặc thường xuyên dùng máy lạnh, hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm để bù lại lượng ẩm hao hụt.

Hình ảnh: Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám cho bệnh nhân
Hình ảnh: Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn đang thăm khám cho bệnh nhân

Da khô quanh mũi có thể xuất phát từ nhiều vấn đề như thói quen, nhiệt độ trong nhà hoặc ngoài trời, các chất gây dị ứng, sự mất cân bằng của lượng dầu hoặc một tình trạng bệnh lý như viêm da cơ địa hoặc chàm. Bạn có thể áp dụng những biện pháp tại nhà và thay đổi thói quen sống để khắc phục tình trạng da khô quanh mũi

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường có:

Hình ảnh: Đội ngũ bác sĩ tại Phòng Khám da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường
Hình ảnh: Đội ngũ bác sĩ tại Phòng Khám da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

CHUYÊN MÔN CAO, GIÀU KINH NGHIỆM

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường mang đến giải pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc tối ưu cho làn da của bạn. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và điều trị
  • Quy trình điều trị Chuẩn Y Khoa
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động
  • Tận tâm, uy tín ,trách nhiệm

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 02283673717  hoặc 0911522662  tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Thiên Trường để được chính các chuyên gia giải đáp.

Lưu ý: Nếu bạn muốn thăm khám ưu tiên với bác sĩ chuyên khoa, không phải bốc số, xếp hàng, chờ đợi và đặc biệt được nhận ưu đãi từ phòng khám thì hãy ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM TẠI ĐÂY! trước để nhận ngay mã số khám ưu tiên.

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường

Những bài viết được nhiều người quan tâm