Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc dị ứng là 1 trong các dạng viêm da thường gặp, là bệnh lý về da phổ biến nhất. Nó thường gặp ở trẻ em, phụ nữ có thai, những người có cơ địa miễn dịch kém. Bệnh này trị liệu triệu chứng không khó tuy nhiên cần trị liệu cả căn nguyên gây bệnh như vậy mới có thể khiến bệnh bị đẩy lùi không quay trở lại phát tác. Hãy cùng phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường tìm hiểu nhé!

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là gì?

Viêm da tiếp xúc dị ứng (viêm da) là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da rất phổ biến đối với một số yếu tố trong môi trường.

Hình ảnh: Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.
Hình ảnh: Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng gây ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc. Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng sẽ khác với từng người. Theo thống kê, 1.5% – 5.4% dân số thế giới mắc bệnh này.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.

Các chất/vật thường gây nên bệnh bao gồm tác động trực tiếp lên da hoặc gián tiếp từ bên trong cơ thể:

Phấn hoa (đây được xác nhận là nguyên nhân hàng đầu gây viêm da).

Quần áo, giày dép bẩn.

Hình ảnh: Một số chất gây viêm da tiếp xúc.
Hình ảnh: Một số chất gây viêm da tiếp xúc.

 

Cao su và các chế phẩm từ cao su.

Kim loại, đặc biệt là niken.

Các loại mỹ phẩm, nước hoa.

Cỏ dại, thực vật có chứa chất độc.

Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về da

Các chất khác (tùy vào cơ địa mỗi người).

Hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, thuốc khử trùng, thuốc kháng sinh.

Côn trùng: nọc độc từ kiến ba khoang, rết, ong,…

Thực phẩm: một số người bị dị ứng với hải sản, thịt bò,… tùy theo cơ địa.

Các vết xước trên da: khi da bị thương mà không được khử trùng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da.

Hình ảnh: Viêm da tiếp xúc do kiên ba khoang.
Hình ảnh: Viêm da tiếp xúc do kiên ba khoang.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác là:

Sức đề kháng yếu: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và người nhiễm các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch sẽ có nhiều khả năng bị viêm da tiếp xúc.

Hình ảnh: Viêm da tiếp xúc ở trẻ em.
Hình ảnh: Viêm da tiếp xúc ở trẻ em.

Di truyền: Bệnh sẽ di truyền từ mẹ sang con hoặc từ ông, bà sang cháu. Tỷ lệ di truyền là khá cao.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Da khô, đỏ và rộp, giới hạn tổn thương rất rõ, in hình của dị nguyên

Có thể bạn muốn biết: Bí mật chăm sóc da mỗi ngày

Ngứa và rát da dữ dội từ 24 – 36 tiếng sau khi tiếp xúc, theo sau là các nốt rộp chảy nước kèm theo da đóng vảy và sưng. Chất lỏng trong nốt rộp không lây nhiễm cho người khác

Hình ảnh: Viêm da tiếp xúc ở mặt.
Hình ảnh: Viêm da tiếp xúc ở mặt.

(*) Lưu ý: người bệnh nên tránh gãi vì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hít vào hoặc nuốt chất kích ứng có thể gây thở khò khè hoặc buồn nôn. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng chia làm 2 loại: Cấp tính và mãn tính. Cũng như bệnh viêm da dị ứng, điều trị viêm da tiếp xúc sẽ là sự kết hợp của việc dùng thuốc, chăm sóc da và thay đổi lối sống.

Với việc sử dụng thuốc và chăm sóc da, người bệnh cần đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ. Nhằm xác định tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị và biện pháp chăm sóc da phù hợp.

Thực hiện theo nguyên tắc điều trị bệnh dị ứng:

Điều trị triệu chứng gồm: sát trùng, chống viêm, giảm đau, giảm ngứa.

Điều trị nguyên nhân: loại bỏ bằng được dị nguyên gây bệnh

Hình ảnh: Nên sử dụng thuốc trong quá trình điều trị mụn và theo sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
Hình ảnh: Nên sử dụng thuốc trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng và theo sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp để bệnh không tái phát như:

Thường xuyên giữ ẩm cho da

Không để vùng da đang tổn thương bị trầy xước như gãi, chà xát,…

Sử dụng ít các hóa chất và các mỹ phẩm nhiều hương liệu để hạn chế chất dị ứng lưu lại trên da

Bảo vệ vùng da tổn thương bằng gạc mỏng, tránh để tiếp xúc với bụi bẩn

Uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin để làn da được cải thiện tốt hơn.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 02283673717  hoặc 0911522662  tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường để được chính các chuyên gia giải đáp.

Lưu ý: Nếu bạn muốn thăm khám ưu tiên với bác sĩ chuyên khoa, không phải bốc số, xếp hàng, chờ đợi và đặc biệt được nhận ưu đãi từ phòng khám thì hãy ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM TẠI ĐÂY! trước để nhận ngay mã số khám ưu tiên.

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường

Xem thêm:

Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm da cơ địa

Tìm hiểu về bệnh Sùi Mào Gà cùng các chuyên gia