Tại sao ra mồ hôi nhiều

Hình ảnh: Mồ hôi tay.

Khi bị đổ mồ hôi nhiều, người ta thường nghĩ ngay là do thời tiết nóng nực hay vận động quá mức. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều không chỉ có như vậy. Tình trạng đổ mồ hôi nhiều còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi.

Tuyến mồ hôi là gì?

Tuyến mồ hôi là ống dẫn nằm dưới vùng hạ bì. Ống dẫn này thường cuộn lại, mồ hôi được sản xuất tại phần cuộn, còn phần ống dài là đường nối tuyến mồ hôi với bề mặt của da và tế bào thần kinh (hệ thống thần kinh giao cảm) kết nối với các tuyến mồ hôi. Khi tâm lý tác động lên hệ thần kinh giao cảm thì xảy ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều.

Tuyến mồ hôi ở khắp nơi trên cơ thể (trừ môi và núm vú), khi gặp bất kỳ tác động nào thì cũng đều xảy ra tình trạng tiết mồ hôi.

Có 2 loại tuyến mồ hôi là:

Tuyến mồ hôi toàn vẹn (Eccrine):có mặt ở khắp cơ thể, nhưng chủ yếu là tay và chân. Mồ hôi ở tuyến này chỉ bao gồm nước, muối và chất khoáng. Tuyến mồ hôi này chủ yếu hoạt động ở tuổi dậy thì và có liên quan đến nội tiết, sự phát triển của cơ thể. Do đó, thường thấy các em học sinh ở tuổi dậy thì gặp hiện tượng đổ mồ hôi nhiều.

Hình ảnh: Mồ hôi chân ra nhiều.
Hình ảnh: Mồ hôi chân ra nhiều.

Tuyến mồ hôi đầu hủy (Apocrine): chủ yếu có ở nách, hậu môn và bộ phận sinh dục. Mồ hôi ở tuyến này vừa có nước, muối, vừa có các protein và axit béo. Bình thường, mồ hôi ở vùng nách hay vùng kín sẽ chuyển hóa các thành phần protein, axit béo tạo ra các mùi khó chịu và có màu vàng.

Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường, giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể và loại bỏ các độc tố bên trong. Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi nhiều thì đó có thể là một hiện tượng bất thường cần được tìm hiểu nguyên nhân để điều trị.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều

Bệnh tiểu đường:Đường huyết thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi nhiều.

Rối loạn tuyến giáp:Cường giáp làm tăng tốc độ của quá trình trao đổi chất và có thể gây giảm cân, nhịp tim bất thường và đổ mồ hôi nhiều.

Rối loạn giấc ngủ:Đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ, có thể gây tắc nghẽn đường thở khi ngủ và làm chậm hoặc trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngừng thở.

Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về da

Ung thư:Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh lymphoma. Đã có hơn 32.000 phụ nữ được chẩn đoán bị bệnh u lympho không Hodgkin hàng năm và nguy cơ này tăng dần theo độ tuổi. Các triệu chứng khác của bệnh gồm sưng hạch bạch huyết, giảm cân, đau ngực và khó thở,…

Bị nhiễm trùng:Bệnh lao có thể gây đổ mồ hôi nhiều quá mức. Một số trường hợp hiếm gặp cũng cho thấy viêm xương có thể ảnh hưởng đến đốt sống hoặc xương chậu ở người trưởng thành và có thể gây ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều. Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây viêm nội tâm mạc, viêm van tim và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là triệu chứng phổ biến của tình trạng bị nhiễm trùng.

Hình ảnh: Mồ hôi tay.
Hình ảnh: Mồ hôi tay.

Tác dụng phụ của thuốc:Có nhiều loại thuốc có thể gây đổ mồ hôi nhiều. Các loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh tim, huyết áp, các thuốc chống trầm cảm là những loại thuốc kê đơn có tác dụng phụ gây đổ mồ hôi nhiều.

Các nguyên nhân khác như:tâm lý bị xúc động mạnh, ăn quá nhiều đồ cay, nóng, mắc bệnh lý vùng hệ thống thần kinh giao cảm, đang mang thai hoặc bước vào giai đoạn mãn kinh.

Cách hỗ trợ điều trị ra mồ hôi

Các phương pháp dưới đây có thể giúp bạn nhanh chóng hỗ trợ điều trị mồ hôi

Điện di ion: Tuyến mồ hôi bị dòng điện cường độ thấp ức chế sẽ giảm tiết mồ hôi sau liệu trình 2 – 3 lần/tháng.

Thuốc trị mồ hôi: bao gồm thuốc bôi ngoài da dạng xịt hoặc bột như Drysol, Xerac và thuốc tây trị mồ hôi nhiều như Glycopyrolate, Oxybutynin… Thuốc dạng uống được chỉ định rất hạn chế vì chúng sẽ làm giảm tiết mồ hôi toàn thân và nhiều tác dụng phụ khác như bí tiểu, mờ mắt, khô miệng, táo bón…

Hình ảnh: Hỗ trợ điều trị mồ hôi chân.
Hình ảnh: Hỗ trợ điều trị mồ hôi chân.

Công nghệ Super Dry: Đưa tinh chất vào mỗi bàn tay, bàn chân kết hợp với chiếu laser có tác dụng giảm tiết mồ hôi rất tốt. Phương pháp này có tác dụng sau 5-7 ngày hỗ trợ điều trị và kéo dài 6 tháng đến 1 năm. Đây là phương pháp an toàn không có tác dụng phụ, không cần nghỉ dưỡng và chỉ cần hỗ trợ điều trị một lần duy nhất trên một liệu trình. Ở điều kiện nước ta chỉ cần tiêm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường có:

Hình ảnh: Thạc sĩ Bác sĩ CK II Nguyễn Tiến Thành và đội ngũ nhân viên tại phòng khám.
Hình ảnh: Thạc sĩ Bác sĩ CK II Nguyễn Tiến Thành và đội ngũ nhân viên tại phòng khám.

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

CHUYÊN MÔN CAO, GIÀU KINH NGHIỆM

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường mang đến giải pháp hỗ trợ điều trị và chăm sóc tối ưu cho làn da của bạn. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị
  • Quy trình điều trị Chuẩn Y Khoa
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động
  • Tận tâm, uy tín ,trách nhiệm

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 02283673717  hoặc 0911522662  tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường để được chính các chuyên gia giải đáp.

Lưu ý: Nếu bạn muốn thăm khám ưu tiên với bác sĩ chuyên khoa, không phải bốc số, xếp hàng, chờ đợi và đặc biệt được nhận ưu đãi từ phòng khám thì hãy ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM TAI ĐÂY! trước để nhận ngay mã số khám ưu tiên.

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Thiên Trường